Nhựa Phân Hủy Sinh Học Và Những Điều Bạn Cần Biết – Phú Lâm Plastic
Thực trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa hiện đang là mối quan tâm nhất hiện nay. Chính vì thế, nhựa sinh học có thể phân hủy ra đời thay thế các sản phẩm nhựa truyền thông. Điều này, không những giúp cải thiện thực trạng trên mà còn thân thiện với môi trường.
Bài viết sau, chúng tôi đề cập đến những kiến thức xoay quanh về nhựa phân hủy sinh học và ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Bạn cần lưu ý điều gì khi mua sản phẩm làm từ loại nhựa này.
Nhựa phân hủy sinh học (PHSH) là gì?
Nhựa phân hủy sinh học là loại nhựa có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật, điển hình là vi khuẩn khi chúng chuyển đổi sinh khối thành nước, carbon dioxide và các khí khác trong một thời gian cụ thể. Sau khi phân hủy, các sản phẩm vẫn có thể tham gia vào chu trình carbon và không biến đổi trở lại thành thứ có thể gây hại cho môi trường.
Quá trình phân hủy sinh học polymer có 4 bước: Suy thoái sinh học, phân hủy polyme, phân hủy sinh học và phân hủy hóa học.
Nguyên liệu làm nên nhựa phân hủy: Có nguồn gốc tái tạo như tinh bột, ngô, khoai, sắn hay làm từ nguyên liệu có nguồn gốc từ hóa thạch (dầu mỏ). Hiện nhựa cũng gồm hai loại: Polylactic acid (PLA) và polybutylene succinate (PBS) có tiềm năng ứng dụng lớn nhất phát triển trong nước.
Mục đích xanh từ nhựa phân hủy sinh học
Đứng trước bài toán nan giải về vấn đề môi trường, mỗi năm trên thế giới có đến 8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra. Do đó, nhựa ra đời với 3 mục đích chính:
- Khắc phục khả năng phân hủy của sản phẩm nhựa truyền thông: Nhựa truyền thống phải mất đến hàng trăm, ngàn năm mới có thể phân hủy. Đối vợi nhựa PHSH thì chỉ cần vài tháng hay vài năm…
- Giảm thiểu lượng sử dụng nguồn nguyên liệu không tái tạo.
- Giảm thiểu lượng khí thải CO2 phát ra so với nhựa truyền thống đến 25 – 30%…
Ưu – nhược điểm của nhựa phân hủy sinh học
Ưu điểm
- Nói đến nhựa phân hủy sinh học là loại nhựa thường có những ưu điểm vượt trội sau: Loai nhựa được sản xuất từ nguyên liệu tái tạo từ bột ngô, mía, sắn, tinh bột khoai tây,…Do đó sản phẩm thân thiện môi trường và đảm bảo an toàn sức khỏe nên thường được dùng làm dụng cụ y tế.
- Đây loại nhựa tái sinh, sau khi sử dụng thì nhựa này có thể tự phân hủy hay được nhà mấy xử lý rác thải và có thể dùng làm bón vi sinh cho cây trồng.
- Nhựa PHSH sau khi được xử lý phân hủy sinh học, dưới tác động vi sinh vật giúp thúc đẩy quá trình phân hủy tự nhiên. Đồng thời, ở điều kiện thích hợp, nhựa phân hủy có thể phân hủy thành carbon, nước, mùn tốt cho cây và đặc biệt không gây ô nhiễm.
- Nhựa này có thể xử lý bằng khí đốt nên không gây bay hơi độc hại đến môi trường, an toàn đến sức khỏe người dùng nên nhựa phân hủy sinh học ngày càng được chú trọng.
Nhược điểm
- Bên cạnh những lợi ích của chúng, thì nhựa sinh học cũng có những mặt hạn chế như việc sản xuất polyme phân hủy sinh học phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô. Để giảm việc sử dụng nguồn chế biến trong quá trình vận chuyển hàng hóa, các nhà sản xuất phải đảm bảo việc xây dựng được thực hiện ở những nơi có sẵn nguồn nguyên liệu mía, củ cải đường, sắn,…
- Nhựa phân hủy sinh học phải xử lý ở điều kiện nhiệt độ và vi sinh vật đạt tiêu chuẩn nhất định, nên cần xử lý công nghiệp cùng hệ thống quy trình máy móc đạt chuẩn.
- Nhựa PHSH có quy trình xử lý nghiêm ngặt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Trên thị trường hiện chưa có nhiều nhà máy sản xuất nhựa sinh học vì chi phí quá nhiều, đòi hỏi quy trình công nghệ cao, hạn chế trong xây dựng nhà máy sản xuất.
Ứng dụng của nhựa phân hủy sinh học
Trong kỹ thuật cấy mô
Nhựa sinh học luôn là lựa chọn tốt nhất cho phương pháp kỹ thuật cấy mô, nó thay thế cho các mô sống và mang lại lợi ích trong việc cấy ghép nội tạng.
Y tế
Nhờ vào khả năng tương thích sinh học cao, độ bền tố và có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ nên được ứng dụng rất nhiều trong vật liệu dẫn truyền thuốc paclitaxel, đái tháo đường,….Bên cạnh, còn dùng sản xuất bao bì phân phối thuốc, thiết bị y tế, thiết bị truyền dịch.
Bao bì đóng gói
Nhựa sinh học ứng dụng trong sản xuất các loại bao bì, túi đựng đồ siêu thị, các hộp đựng thức ăn, đĩa, muỗng,..Hay loại bao bì kháng khuẩn, bảo quản tốt cho các loại thực phẩm rau, củ đồ tươi sống,…
Lĩnh vực ô tô vận tải
Các công ty ô tô thường sử dụng nhựa sinh học PLA để làm tấm trải thảm, hệ thống vòm xe, làm lốp xe dự phòng, sử dụng nghiên cứu để chế tạo các bộ phận liên quan.
Lĩnh vực nông nghiệp
Nhựa phân hủy sinh học ứng dụng rất phổ biến trong nông nghiệp, như làm màng phủ sinh học hạn chế sự phát triển của cỏ dại, phá hoại côn trùng,…ngoài ra, còn giúp cây trồng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt.
Lĩnh vực điện tử
Nhựa PHSH được dùng để chế tạo làm vỏ máy nghe nhạc, vỏ điện thoại, vỏ linh kiện điện tử,…
Một số lưu ý đến tốc độ sản phẩm phân hủy sinh học
Tốc độ và quá trình sản phẩm phân hủy sinh học sẽ phụ thuộc rất nhiều từ môi trường như:
- Ánh sáng: Ánh sáng mặt trời giúp là yếu tố rất cần cho sự phát triển của vi sinh vật và ánh sáng đủ lớn sẽ phá hủy các cấu trúc vật liệu. Điều này, giúp rút ngắn thời gian phân hủy sản phẩm nhựa.
- Nước: Là dung môi để phân hủy một số vật liệu, tạo ra độ ẩm cho vi sinh vật tồn tại nên cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng phân rã polymer trong quá trình phân hủy sinh học.
- Oxy: Nếu muốn tăng hay giảm tốc độ của quá trình phân hủy thì chỉ cần thêm hay giảm lượng nồng độ oxy phù hợp.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân rã của vật liệu, nếu nhiệt độ càng cao, thì quá trình phân hủy diễn ra càng nhanh.
- Tính khả dụng sinh học: Khả năng hấp thụ vi sinh vật lớn thì lượng chất thải tồn tại trong môi trường ít đi, quá trình phân hủy sẽ kết thúc sớm hơn.
Tổng kết
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mắc gắn nhựa phân hủy sinh học. Hy vọng, những kiến thức chúng tôi vừa chia sẽ giúp bạn tìm đúng sản phẩm nguồn gốc và đúng xưởng sản xuất tránh tình trạng mua phải hàng dỏm. Bạn có thể tìm đến Phú Lâm Plastic – Với nhà máy sản xuất bao bì hiện đại, nhập khẩu sang thị trường Nhật Bản, Châu Âu. Tại đây, bạn an tâm mua vật liệu rõ nguồn gốc và giá cả phải chăn.